Đạo lý nhà Phật không chỉ giúp con người tìm được chân lý cuộc sống mà còn khiến tâm hồn chúng ta trở nên thanh tịnh hơn. Lời Phật dạy làm người là những điều sâu sắc, khuyên răn con người tránh xa những điều không đúng để trở thành người tốt, ai ai cũng cần phải học và áp dụng hằng ngày vào cuộc sống của mình để cuộc sống tốt hơn, để đạt được an lạc, hạnh phúc.
Đức Phật biết rất rõ nhân quả thiện ác, nên Ngài muốn cho đệ tử của mình thoát ra khỏi cảnh khổ đau, Ngài thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành các nghề nghiệp ác, dù nghề nghiệp ấy kiếm tiền rất dễ, nhưng nó không phải là hạnh phúc chân chính.
Đức Phật biết rất rõ nhân quả thiện ác, nên Ngài muốn cho đệ tử của mình thoát ra khỏi cảnh khổ đau, Ngài thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành các nghề nghiệp ác, dù nghề nghiệp ấy kiếm tiền rất dễ, nhưng nó không phải là hạnh phúc chân chính.
Trong kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật khuyên người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác, vì sáu nghề này không phù hợp với tâm từ bi của đạo Phật, gây khổ đau cho nhiều chúng sinh, khi bỏ báo thân này bị đọa vào ba ác đạo. Sáu nghề ác đó như sau:
Bốn ác đó là tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Chúng ta cần hiểu cho đúng về bốn ác này. Về tham dục, cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ tham vọng bản thân (tài, danh, thực, sắc, thùy) làm cho tâm trí mù quáng, mê muội, làm điều không tốt thì cần phải loại bỏ. Nếu tham dục phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, cho sự học hành, tinh thông trí tuệ, sự phồn thịnh xã hội, bình an, hạnh phúc thì cần thực hiện và phát huy.
Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.
Làm người trước tiên chúng ta phải biết giữ tròn đạo làm con, biết kính trên nhường dưới, sống yêu thương chân thành, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc cần thiết. Không gian dối, sống thành thật là tiêu chí đạo đức để giữ được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống.
Làm người trước tiên chúng ta phải biết giữ tròn đạo làm con, biết kính trên nhường dưới, sống yêu thương chân thành, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc cần thiết. Không gian dối, sống thành thật là tiêu chí đạo đức để giữ được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Muốn được như vậy chúng ta phải tin sâu nhân quả, mỗi ngày rèn luyện nhân cách sống mà biết cảm thông và tha thứ, biết bao dung và độ lượng, biết giúp đỡ và sẻ chia, biết yêu thương và hiều biết.
Là con, phải biết đối đãi với cha mẹ, người có công sinh dưỡng ra chúng ta. Phật dạy làm con với năm điều:
Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành.
Phật bảo Thiện Sinh:
“Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả biết rõ bốn kết hành không làm ác theo bốn trường hợp, lại biết sáu nghiệp tổn tài ấy là, này Thiện Sinh, tránh được bốn trường hợp, cúng dường sáu phương, thì đời này tốt đẹp, đời sau tốt đẹp; đời này căn cơ và đời sau căn cơ; trong hiện tại được người trí ngợi khen, được quả báo bậc nhất; sau khi chết được sanh lên trời, cõi thiện”.
Như vậy, Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành, trong hiện tại được người ngợi khen, xã hội ngợi khen, gia đình ngợi khen và trên hết phương ấy được an ổn, xã hội ấy được tốt đẹp, không lo sợ…
ST