Giám đốc quốc gia WB khuyến nghị Việt Nam nâng cao vị thế trong đại dịch Covid-19

29/09/2020 14:54  

Tham dự Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 (VRDF 2020) do Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức sáng 29.9, bà Carolyn (Carrie) Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, đã có khuyến nghị quan trọng về sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo chuyên gia này, thế giới hiện đang phải đối mặt với cú sốc lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ 2. “Tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam về những thành tích nổi bật trong việc kiềm chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang chật vật chống đỡ, Việt Nam có số ca nhiễm bệnh và tử vong ít, cách thức xử lý trong khủng hoảng y tế được thế giới công nhận. Chính phủ đã hành động hiệu quả trong các tuần gần đây ngăn chặn làn sóng thứ 2 tại Đà Nẵng”, bà Carolyn Turk bày tỏ.
Tuy nhiên, lãnh đạo WB tại Việt Nam cho rằng, vẫn còn những lo ngại tác động ngắn và dài hạn, bất ổn và sự bất định, làm ảnh hưởng tới cách thức giao tiếp, đi lại, song cũng rất may mắn khi luôn luôn xuất hiện cơ hội trong khủng hoảng.
Đặc biệt, có 2 xu hướng lớn, thứ nhất là những thay đổi trong hệ thống thương mại, đầu tư toàn cầu và thứ 2 là sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc. Do đó, Việt Nam cần chủ động để nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu, đặc biệt thu hút vốn chất lượng cao.
“Thách thức đối với Việt Nam không nhất thiết phải thu hút được nhiều vốn FDI mà tối đa hoá tác động của vốn thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực. Đặc biệt, việc chuyển mình trong nền kinh tế số, chuyển đổi số. Việt Nam đã bắt tay nhưng cần làm nhiều thơn thế nữa. Ngày mai con em chúng ta sống trong thế giới mà tất cả dịch vụ y tế, hàng hoá… được số hoá, giao dịch qua mạng”, Giám đốc WB tại Việt Nam nhìn nhận.
Từ đó, chuyên gia này khuyến cao chính phủ cần phải đẩy mạnh quá trình này, đẩy mạnh việc xây dựng cổng dữ liệu chung quốc gia, mã số định danh… tạo ra hệ hống sinh thái kỹ thuật số và tài chính toàn diện bao trùm làm nền tảng cho nền kinh tế không tiếp xúc. Hai xu hướng này không mới nhưng trở nên mạnh mẽ hơn, rõ rệt hơn do tác động của đại dịch Covid-19.
Vẫn theo bà Carolyn Turk, thành công không phải khả năng chỉ ra việc cần làm mà phụ thuộc và cách thức. Việt Nam có nhiều thành công to lớn nhưng vẫn còn các lĩnh vực khác mà Việt Nam chưa làm được.
“Quá trình thực hiện có thể chưa đồng đều giữa các lĩnh vực. Giai đoạn phát triển mới 2020-2030, kết quả phòng chống dịch Covid-19 là bài học kinh nghiệm, từ đó các bạn hãy vươn lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị thương mại toàn cầu, chuyển đổi số… Điều đó đòi hỏi cam kết từng cá nhân, tập thể, năng lực, động lực để phối hợp và đổi mới”, Giám đốc WB tại Việt Nam khuyến cao thêm.



lãnh đạo   Chính phủ   Covid   Covid-19   Ngân hàng   Việt Nam   chuyên gia   dịch vụ   dịch vụ   dịch vụ y tế   giá trị   khủng hoảng   lãnh đạo   lãnh đạo   phát triển   thành công   Đà Nẵng   Đầu tư   Đầu tư   đầu tư