Bất chấp lo ngại về đại dịch năm nay, có 44.300 sinh viên quốc tế đăng ký theo học tại các trường ĐH ở Anh.
Con số thực tế có thể cao hơn 50% vì không phải tất cả sinh viên quốc tế đều đăng ký qua UCAS.
Hãng tin The Guardian cho rằng số lượng tuyển sinh cao kỷ lục là do các trường ĐH nỗ lực tuyển dụng ở nước ngoài, cũng như do chính sách thị thực kém cởi mở ở Mỹ và việc đóng cửa biên giới các nước New Zealand và Australia.
Giám đốc điều hành Clare Merchant của UCAS nhận xét: “Tôi ngưỡng mộ sinh viên về khả năng thích nghi và phục hồi của họ trong những tháng gần đây, điều này sẽ đưa họ vào vị trí vững chắc để phát triển tốt các khóa học của mình và hưởng lợi từ nền giáo dục đẳng cấp thế giới mà họ sẽ nhận được thông qua nhiều cái tiến về phương pháp trong năm nay”.
Trung Quốc, Ấn Độ vẫn là nguồn sinh viên quốc tế hàng đầu tại Anh.
Cũng như những năm trước, phần lớn sinh viên quốc tế ở Anh đến từ Trung Quốc (12.980) và Ấn Độ (3.150). Tuy nhiên, số lượng sinh viên từ EU giảm 2%, nguyên nhân là do sự không chắc chắn của Brexit.
Ngoài ra, Anh cũng đang chứng kiến số lượng kỷ lục thanh niên 18 tuổi trong nước bắt đầu vào ĐH vào tháng 9 với 36% ứng viên được chấp nhận trong năm nay. Trong số này, 22,5% là sinh viên từ những khu vực khó khăn ở Anh – nơi giáo dục đại học thường không được ưu tiên.
Các trường ĐH đưa ra “những phương pháp đổi mới”
Các trường ĐH đang đưa ra các biện pháp nhằm bù đắp tác động của đại dịch Covid-19 đối với học tập và xã hội hóa, từ học kết hợp sang học trực tuyến theo yêu cầu phù hợp với kế hoạch đi lại của cá nhân.
“Chúng tôi nhận ra rằng sinh viên sẽ có những trải nghiệm khác nhau dựa trên hoàn cảnh cá nhân của họ: một số sẽ đi tới Anh, một số sẽ phải cách ly khi đến đây vài tuần” – Giám đốc Toàn cầu Bobby Mehta của ĐH Portsmouth nói.
Giám đốc UUKI Vivienne Stern cho biết những kế hoạch này đã được tiến hành trong vài tháng. “Chúng tôi có SV trong khuôn viên trường trong đợt phong tỏa đầu tiên của năm nay và các trường ĐH của chúng tôi chưa bao giờ đóng cửa, luôn có SV trong trường, đặc biệt là SV quốc tế vẫn sống trong ký túc xá” – bà cho biết.
Bà Stern tin rằng các trường ĐH đã vượt lên trên và vượt ra ngoài nhiệm vụ của mình: “Các trường trở nên rất giỏi trong việc đảm bảo mọi thứ như tiếp cận thực phẩm nếu bạn không thể ra ngoài mua sắm vì phải cách ly, tiếp cận với chăm sóc y tế nếu bạn ốm và mọi sự sắp xếp đã sẵn sàng để mọi người không phải di chuyển xa”.
Theo Hải Yến
Giáo dục & Thời đại
Covid Covid-19 Giáo dục chính sách cách ly giáo dục phát triển thực phẩm trực tuyến