Trào lưu chụp ảnh thời trang thiếu nữ hư hỏng bị lên án "ảo tưởng đồi trụy"

01/10/2020 13:15  

Mốt chụp ảnh thời trang Lolita của phụ nữ Nhật Bản rốt cuộc hướng đến sự ngây thơ, trong sáng hay là ảo tưởng đồi trụy?
Sự kiện: Xu hướng thời trang

Khi nghĩ về phong cách thời trang Lolita, chúng ta thường liên tưởng ngay đến 2 chữ “ấu dâm”.

Nguồn gốc trào lưu Lolita

Văn hóa chụp hình theo phong cách Lolita không còn xa lạ đối với giới trẻ hiện đại. “Lolita” là thuật ngữ ám chỉ các thiếu nữ chưa đến tuổi trưởng thành nhưng ăn mặc theo kiểu khêu gợi, ấu dâm. Mặc dù trào lưu này bắt nguồn từ những cô gái trong anime Nhật Bản nhưng thực chất nó được lấy ý tưởng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vladimir Nabokov, xuất bản vào năm 1955 ở Paris và năm 1967 ở New York. Tác phẩm gây tranh cãi bởi nhân vật chính có lối sống không mấy chuẩn mực, mang trong mình sự ám ảnh tình dục với một cô gái chưa đến tuổi vị thành niên.

Giờ đây, Lolita không chỉ được xem là trào lưu chụp hình hay phong cách thời trang mà đã trở thành một nét đặc trưng văn hóa của đất nước mặt trời mọc và dần dà vượt ra khỏi biên giới của Nhật Bản, phủ sóng tại các nước phương Đông.

Vì hướng đến đối tượng là những cô gái chưa trưởng thành nên mẫu số chung của concept chụp hình thời trang Lolita là đôi mắt to tròn ngây thơ, trang phục mỏng tang để lộ một vài phần da thịt trắng nõn trên cơ thể, cốt là để thu hút sự chú ý của nam giới.

Trào lưu chụp ảnh thời trang theo concept Lolita bắt nguồn từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nga.

Sao nữ Nhật chuộng phong cách Lolita

Nhiều sao nữ Nhật Bản hứng thú với việc chụp những bộ ảnh hở bạo theo phong cách Lolita để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất của thời thanh xuân khi mà sắc vóc còn mơn mởn. Ở những bức ảnh gây xôn xao dư luận, các cô gái có xu hướng trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên, diện bra hoặc crop top với quần shorts, tạo dáng theo kiểu tập thể dục trên giường, bồn tắm hoặc sàn nhà. Những người đẹp này dù vấp phải nhiều chỉ trích nhưng vẫn tự tin phô diễn vẻ đẹp nóng bỏng, gợi cảm cùng 3 vòng nảy nở.

 Thành viên hụt của IZ*ONE – Shiroma Miru từng gây sốt khi tạo dáng phồn thực trên tạp chí Playboy, “lột xác” hoàn toàn so với hình tượng dễ thương, ngọt ngào vốn có của bản thân khi tham gia cuộc thi Produce 48.

Phong cách chụp hình Lolita không chỉ phổ biến ở Nhật Bản mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á, điển hình như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…

Tranh cãi xoay quanh vấn đề Lolita là concept ngây thơ hay đồi truỵ

Trong truyện tranh anime, các nhân vật nữ rất dễ thương, ngây thơ, thanh lịch nhưng khi được người thật cosplay thì hình tượng ấy lại bị bẻ theo hướng hấp dẫn về mặt tình dục, bởi vậy mà phong cách thiếu nữ gợi tình này vẫn vấp phải nhiều sự lên án mạnh mẽ. Trước đây, cố diễn viên Sue Lyon – nữ chính đóng phim điện ảnh Lolita chỉ mặc trang phục kì công phương Tây làm từ vải ren hoặc lông động vật, vừa giữ được sự kín đáo mà vẫn toát lên vẻ gợi cảm theo đúng tinh thần của Lolita.

Dần dà với sự bình đẳng hóa giới tính và phong trào nữ quyền lên ngôi, các cô gái có xu hướng diện đồ hở bạo và tạo dáng gợi tình hơn nhiều so với bản chất vốn có của concept. Khi nhìn vào kiểu tạo dáng ưỡn ẹo của các mỹ nhân trong bộ ảnh, người xem có thể cảm thấy khó chịu và “nóng mắt”. Lolita vẫn thường hay bị chỉ trích vì phong cách gợi dục nhưng sự gợi dục mà phong cách này mang lại xuất phát từ nhân vật trong ảnh, nhiếp ảnh gia hay từ chính những người xem và thưởng thức thì đó vẫn là điều còn bỏ ngỏ.

Bên cạnh những lời chỉ trích thì vẫn có nhiều lập luận phản bác lại quan điểm khắt khe trên của xã hội. Họ cho rằng những cô gái chụp hình bán nude và ăn mặc hở hang hầu hết đã đều đủ 18 tuổi, đến tuổi trưởng thành rồi thì họ hoàn toàn có thể tự do ăn mặc theo cách họ muốn. Hơn nữa, nghệ thuật ứng dụng là không ngừng sáng tạo, nếu chỉ o ép phong cách Lolita theo khuôn khổ của định nghĩa thì sức ảnh hưởng của văn hóa đó không đủ lớn để vươn rộng ra toàn cầu. Từ các khâu chọn trang phục, make up cho đến chất lượng bức ảnh đều nâng cấp dần theo thời gian, hướng tới tương lai chứ không hề đồi trụy hay lố bịch chút nào.

Năm 1962, Sue bén duyên với nghề diễn xuất khi được đạo diễn Stanley Kubrick chọn đóng chính Lolita - bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vladimir Nabokov. Cô trở thành gương mặt được ưa chuộng cho các vai cá tính, nổi loạn.

Những bức ảnh chụp theo concept Lolita ngày càng được đầu tư chỉn chu.

Bối cảnh chụp cũng dần mở rộng ra, không còn mặc định phải chụp trên giường hay sàn nhà truyền thống nữa.

Phục trang trong những bộ ảnh thường là tone màu sáng, đơn sắc, hướng đến sự tinh khôi.



Nga   Nhật Bản   Việt Nam   diễn viên   hành vi   sáng tạo   truyện   đầu tư