01/10/2020 3:24  

Ngoài ra, các món như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt dù lành mạnh nhưng vẫn chứa calo. Ăn nhiều mà ít vận động cũng sẽ gây tăng cân và tích tụ mỡ thừa ở bụng, theo Reader’s Digest.
Tập luyện thường xuyên không nhất thiết là phải vào phòng gym. Các hoạt động thể chất như đi bộ, khiêu vũ, đánh cầu lông, thậm chí là làm việc nhà cũng được xem là tập luyện vì chúng giúp cơ thể vận động và đốt calo.
Để kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tập thể dục, mọi người cần lưu ý những điều sau:

1. Đi bộ 5 lần/tuần

Cơ thể con người được cấu tạo cho việc đi bộ. Do đó, đi bộ trở thành hình thức tập luyện lý tưởng để kích thích vận động. Các nghiên cứu phát hiện đi bộ giúp giảm đường huyết hiệu quả hơn so với nhiều hình thức tập luyện khác. Một phần nguyên nhân là vì đi bộ sẽ kích thích cơ bắp duy trì hoạt động liên tục, nhờ đó giúp tiêu hao lượng đường dư thừa trong máu.
Với những người mới bắt đầu, họ có thể đi bộ khoảng 10 phút/ngày. Để kiểm soát đường huyết, người bị tiểu đường cần đi bộ ít nhất 5 ngày/tuần, theo Reader’s Digest.

2. Thực hiện thêm những hoạt động thể chất khác

Nếu người bị tiểu đường đã đi bộ được 5 ngày/tuần thì 2 ngày còn lại hãy tham gia các hoạt động thể chất khác chứ không nên ngồi một chỗ. Có rất nhiều hình thức vận động lành mạnh có thể thực hiện như lau dọn nhà cửa, chơi với trẻ nhỏ, làm vườn, khiêu vũ, đánh cầu lông hay bơi lội.

3. Duy trì cơ bắp

Đi bộ có thể giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, giữ cơ bắp săn chắc, thậm chí tăng khối lượng cơ, cũng rất quan trọng với nỗ lực chống lại bệnh tiểu đường.
Ngay cả khi chúng ta ít tập luyện thì khối lượng cơ lớn cũng sẽ giúp cơ thể đốt nhiều calo hơn, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.
Nếu có thời gian thì hãy đến phòng gym để được hướng dẫn và tập luyện. Trong trường hợp không thể đến phòng gym, người bị tiểu đường vẫn có thể tập tại nhà với các bài tập duy trì và tăng khối lượng cơ như hít đất, squat hay gập bụng, theo Reader’s Digest.



Nga   tiểu đường