21/09/2020 10:32  

Đề kháng tự tăng & Cân bằng sức khỏe. 
Có lẽ chúng ta ai cũng có vài lần cảm giác ‘đau thắt ngực thoáng qua’. Chuyện này cũng dễ hiểu thôi, vì trung bình mỗi ngày tim phải bơm đẩy đi 7.500-7.780 lít máu đi khắp thân thể. (Tính ra, người sống đến 70 tuổi, tổng lượng máu mà tim đưa đi là 20 vạn tấn). Trong một năm tim đập trung bình 3 triệu lần, khi nghỉ ngơi tim vẫn phải làm việc gấp 2 lần so với cơ bắp chân khi phải chạy tối đa.
Thế nên khi ta gia nhập ‘câu lạc bộ U70’, để thực hiện được khối lượng bơm kinh khủng như vậy, ‘tim tuổi già’ về lý thuyết cần một hệ mạch vành dẻo dai, tiếc thay nhiều mạch vành đã bị co hẹp, xơ vữa động mạch đã xuất hiện, chỉ cần lên cầu thang 2-3 tầng đã thấy nhói ngực cảm thấy trái tim mình bị đau thắt, bóp nghẹt lại đến khó thở... nhất là lúc lo lắng, căng thẳng. Bản chất vấn đề rất ngắn gọn: thiếu Oxy. Lời giải cũng đơn giản: phải tìm đường thở để ‘khẩn trương cấp dưỡng khí’.
Lần đầu tiên đối mặt ‘cơn đau thắt ngực -CĐTN’ là năm 1981, Mụ Lý (khi đó mới 24 tuổi) kêu thỉnh thoảng thấy nhói ngực, tôi đang trong quân ngũ thấy hơi lo. Hỏi các anh trong đơn vị (ngành Điện Khí, quân chủng Không quân) về kinh nghiệm xử lý CĐTN, ai cũng bảo vợ chú mày gầy yếu thế (lúc đó Lý chỉ 37kg), lại đi làm quá xa (nhà cách cơ quan 12km, thời 1981 ăn bobo nên dinh dưỡng cũng kém), nên thiếu oxy và gây tức ngực. Tôi ngẫm thấy cũng đúng, vì Mụ Lý khi đó thuộc nhóm ‘thư sinh mảnh dẻ mới ra trường’ bây giờ mỗi ngày đạp xe 24km đi làm trong điều kiện thời tiết xấu và bụi bặm, chắc chắn sẽ ‘quá sức do thiếu Oxy’. Khi đạp xe phải gắng sức, các cơ tim phải làm việc nhiều hơn, lẽ đương nhiên lượng oxy trái tim ‘tiêu thụ’ cũng lớn hơn, mà người trẻ tuổi lại thiếu kinh nghiệm xử lý.
Các anh trong đơn vị rất quan tâm ‘vợ lính trẻ’, cung cấp khá nhiều bài học kinh nghiệm về CĐTN, nên một tháng sau đã khắc phục xong. Bây giờ Mụ Lý đã 64 tuổi, trải qua 40 niên cũng có vài lần ‘khó thở thoáng qua’, nhưng đã kiểm soát khá an toàn, không còn lo lắng khi nhói ở tim vì ‘đã biết võ’, vẫn làm việc quần quật 10-12 tiếng/ngày
***
Năm 2015, một ngày không đẹp trời, tôi thấy nhói vùng tim, hiểu là có tín hiệu về “rơ le sinh học” của một ô nào đó quanh vùng tim đã ngắt mạch, gây ách tắc cục bộ. Lập luận là ‘tuổi già ách tắc’ thường do chất xỉ thải trong thành mạch, nên tôi sử dụng bài tập rửa mạch vành( điều chỉnh nhịp thở tạo xung áp lực trong mạch vành) của viện sỹ người Nga - A.A.Mikulin-và thấy dịu đi. Lát sau lại thấy nhói, lại tập, lại dịu đi… nhưng lại nhói lên.
Sau 3 ngày liên tục thấy nhói ngực, dự là ‘hệ thống bảo vệ tim mình’ có chuyện gì đó, tôi nghĩ đến chuyện thử hỗ trợ cho hệ này bằng phương pháp tác động vào tuyến điều khiển bảo vệ vùng tim. Tuyến điều khiển này trong Y học cổ truyền có tên là Tâm Bào kinh (Y học hiện đại gọi là màng bao quanh tim) với các dây nối ra các huyệt vị dọc cánh tay như sơ đồ ở hình dưới
Sau khi dùng đèn hồng ngoại làm ấm vùng quanh tim và xoa dọc hai cánh tay khoảng 10 phút, các cơn nhói vùng ngực biến mất luôn… Như vậy cơn nhói này do tác nhân lạnh gây ra, chứ không phải do xỉ thải trong mạch vành, nên tập theo phương pháp Mikulin không khỏi, còn kích bằng nhiệt vào tuyến bảo vệ tim là giảm ngay.
Bây giờ tôi hiểu tại sao một số người già đêm ngủ phải để tấm chăn cho ấm ngực và bụng…tại sao một số người trung niên khi trúng gió đột ngột thì tim có thể… ngừng vận hành . Và cũng hiểu tại sao người có vấn đề về tim mạch khi tập vẩy tay- kiểu Phất thủ liệu pháp hay đôi khi còn gọi vui là Dịch Cân Kinh kiểu Việt nam – lại có kết quả tích cực.
***
Caption
 
Caption
 
Caption

Một vài bạn bè U70 bắt đầu phàn nàn về ‘bác sĩ bảo suy tim’, một hội chứng lâm sàng do máu bơm ra từ tim không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa hằng ngày của cơ thể. Tuổi già suy tim, máu lưu thông qua tim cũng như khắp cơ thể với tốc độ chậm hơn, và áp lực trong tim gia tăng. Kết quả là tim không thể bơm máu để đáp ứng đủ nhu cầu ôxy và dưỡng chất của cơ thể. Các ngăn trong tim sẽ đáp ứng bằng cách dãn rộng hoặc trở nên dầy và cứng để có thể chứa nhiều máu hơn và giúp bơm máu đi khắp cơ thể. Sự điều chỉnh này chỉ giúp máu lưu thông ổn định trong một thời gian, nhưng cuối cùng thì cơ tim cũng sẽ bị yếu đi và không còn khả năng bơm máu mạnh mẽ nữa.
Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch được xác định, nhưng phần lớn tập trung vào chế độ ăn và lối sống . Tôi nghĩ không nên quá lo lắng về ‘khả năng suy tim’, vì lão hóa hệ tim mạch là chuyện bình thường, nhưng cái quan trọng nhất là ‘cứu đói Oxy’ phải ‘kết nối và hợp tác với Phổi’. Nếu chăm sóc Phổi tốt , thở đúng cách, đúng nhịp thì ‘Oxy tự cân bằng’, thế là xong.
Các bạn hãy thử quan tâm quan hệ Tim-Phổi thông qua các món ăn như link dưới đây nhé.
1.Giải mã hen suyễn, COPD: Nhà khoa học Mỹ tiết lộ giải pháp điều trị mới
http://thainguyentv.vn/giai-ma-hen-suyen-copd-nha-khoa...
2.Những thực phẩm thanh lọc phổi tốt nhất:
https://soha.vn/nhung-thuc-pham-thanh-loc-phoi-tot-nhat...
3. Sáu thực phẩm có lợi cho phổi, ngăn ngừa các bệnh hô hấp
https://giaoducthoidai.vn/6-thuc-pham-co-loi-cho-phoi...
 
Caption
 
Caption
Caption
Caption
Caption
Caption
 
Caption
Caption
Caption
Caption
Caption
Caption
Caption
 
Caption
Caption

Hoàng Quang Vinh 



Sức khoẻ   Đau tim   Thở   Tim   Đề kháng